Tia UV là gì? Tia UVA, UVB là gì? Lợi ích và tác hại đối với sức khỏe ra sao?

Với những tín đồ làm đẹp ở đây thì chắc chắn không ai là không biết về tia UV rồi phải không?

Đây chính là những hung thần ngoài thiên nhiên khiến rất nhiều chị em dè chừng vì những tác hại mà chúng mang tới cho làn da.

Nhưng đó chỉ là một chiều thôi, ngược lại tia UV cũng có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nói chung đó.

Hãy cùng tìm hiểu về điều đó qua bài viết này của EvaReview nhé!

Tia UV là gì? Có mấy loại tia UV?

tia-uv-la-gi-co-may-loai-tia-uv

Tia UV hay Ultraviolet rays (UV Rays) chính là tia tử ngoại hay tia cực tím mà các nàng đã nghe qua rồi đấy. Đây là những sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng khả kiến, tức là chúng nằm ngoài phạm vi ánh sáng nhìn thấy của mắt người.

Tia UV có phổ bước sóng dao động từ 10 nm – 380 nm trong khi ánh sáng con người nhìn thấy dao động trong khoảng 380 nm-760 nm. Đồng thời tia UV cũng chia thành 2 khoảng khác nhau đó là vùng tử ngoại gần (near-UV) có bước sóng từ 200nm – 380 nm và vùng tử ngoại xa có bước sóng 10nm – 200nm.

Khi nói đến sự ảnh hưởng của tia UV tới sức khỏe con người, chúng ta sẽ chỉ quan tâm chủ yếu đến những tia nằm trong vùng tử ngoại gần, tức vùng có bước sóng chỉ ngắn hơn phạm vị ánh sáng khả kiến một chút thôi.

Vùng này có bước sóng từ 200nm – 380nm và có 3 loại tia UV tất cả đó là UVA, UVB và UVC. Trong đó chỉ có UVA và UVB là hai tia có thể thực sự tác động đến chúng ta, còn tia UVC phần lớn đã được hấp thụ tại bầu khí quyển rồi.

Tuy nhiên, giờ đây thì tầng ozone đã không còn lành lặn như xưa nữa, và đây cũng là lúc ánh sáng nguy hiểm nhất trong 3 loại tia UV là UVC có cơ hội tác động đến con người. Vậy cụ thể ra sao, mời các nàng theo dõi tiếp!

Tia UVA là gì?

tia-uva-la-gi

Tia UVA là tia có bước sóng dài nhất trong 3 loại tia UV, có bước sóng từ 315nm – 380nm, tức là cũng gần nhất với phạm vi ánh sáng nhìn thấy, nhưng lại có mức năng lượng thấp nhất. Có đến 95% tia UV có khả năng chiếu xuống mặt đất là tia UVA.

Đây là tia duy nhất không bị tầng ozone hấp thụ và chúng tác động tới làn da cực nhanh, bên cạnh đó tia UVA cũng là loại tia có khả năng xuyên thấu cao, gây nên những tổn hại ở những tầng da sâu hơn phía trong.

Những ảnh hưởng của tia UVA tới sức khỏe cũng như làn da bao gồm:

  • Khiến da lão hóa sớm, phá hủy collagen và elastin ở cấu trúc nền của da
  • Gây nên tình trạng rám nắng ngay lập tức
  • Có thể gây cháy nắng da và tăng nguy cơ gây ung thư da

Tia UVB là gì?

tia-uvb-la-gi

Tia UVB là tia có bước sóng ngắn hơn tia UVA (từ 280nm đến 315 nm) nhưng lại có mức năng lượng cao hơn. Tuy phần lớn tia UVB đã bị hấp thụ bởi tầng ozone nhưng một phần nhỏ lọt xuống mặt đất. Có khoảng 5% tia UV chiếu xuống mặt đất là tia UVB.

Tia UVB tuy không có khả năng xuyên thấu cao như tia UVA nhưng với mức năng lượng cao hơn, chúng có khả năng tấn công trực tiếp lên lớp ngoài cùng của da, làm hỏng DNA trong tế bào da và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ung thư da, lão hóa sớm.

Và tương tự, tia UVB không tác động nhanh tới da mà quá trình này sẽ đến từ từ, khoảng vài giờ sau khi tiếp xúc với tia UVB là da của bạn đã có những biểu hiện tổn thương rồi.

Những ảnh hưởng của tia UVB tới làn da bao gồm cháy nắng, tăng nguy cơ ung thư da và biến đổi sắc tố da (tăng sản sinh melanin) …

Tia UVC là gì?

tia-uvc-la-gi

Tia UVC là tia có bước sóng ngắn nhất (từ 100nm – 280nm) trong 3 loại tia UV này nhưng đồng thời chúng cũng có mức năng lượng cao nhất. Đây là tia có tác động nghiêm trọng nhất tới tất cả dạng sống trên trái đất. Chính vì lý do đó, tia UVC còn có tác dụng khử trùng.

May mắn là toàn bộ tia UVC đã được hấp thụ bởi tầng ozone rồi. Tuy vậy, trong điều kiện tầng ozone bị phá hủy hiện nay thì không có gì chắc chắn rằng chúng ta vẫn còn được bảo vệ trước tia UVC này.

Tia UVC cũng có những nguồn nhân tạo, do con người tạo ra từ mỏ hàn, bóng đèn diệt khuẩn hay đèn thủy ngân.

Tuy không được coi là nhân tố gây ung thư da nhưng tia UVC có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho mắt và da của con người, bao gồm bỏng, tổn thương và loét trên da.

Chỉ số tia UV là gì?

chi-so-tia-uv-la-gi

Chỉ số tia UV hay chỉ số tia tử ngoại (UV Index) là chỉ số đo lường cường độ bức xạ tử ngoại mặt trời tại một thời điểm cụ thể, trong một ngày cụ thể theo tiêu chuẩn quốc tế.

Chỉ số này được sinh ra giúp mọi người có khả năng nhận biết mức độ nguy hại của tia cực tím tại thời điểm và địa điểm nào đó cụ thể, kèm những khuyến cáo tự bảo vệ mình. Chi tiết các nàng có thể xem tại bảng sau.

Chỉ số tia UVMô tảMàu hiển thịKhuyến nghị
0–2.9Nguy cơ gây hại từ tia cực tím thấpXanh lụcĐeo kính râm, thoa kem chống nắng nếu trời đổ tuyết vì tuyết phản xạ tia cực tím.
3.0–5.9Nguy cơ gây hại từ tia cực tím trung bìnhVàngCó những biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn như che chắn khi ra ngoài. Ở dưới bóng râm vào khoảng giữa trưa, lúc ánh nắng sáng chói nhất.
6.0–7.9Nguy cơ gây hại từ tia cực tím caoCamĐeo kính râm, thoa kem chống nắng SPF 30+, mặc quần áo chống nắng và đội nón rộng vành. Giảm thời gian tiếp xúc với ánh nắng trong khoảng 3 giờ trước và sau giữa trưa.
8.0–10.9Nguy cơ gây hại từ tia cực tím rất caoĐỏBôi kem chống nắng SPF 30+, mặc áo sơ-mi, kính râm, và đội mũ. Không nên đứng dưới nắng quá lâu.
11.0+Nguy cơ gây hại từ tia cực tím cực caoTímMang tất cả các biện pháp phòng ngừa, bao gồm: thoa kem chống nắng SPF 30+, kính râm, áo sơ-mi dài tay, quần dài, đội mũ rộng vành, và tránh ánh nắng mặt trời 3 giờ trước và sau giữa trưa.
Nguồn: Wikipedia

Lợi ích của tia UV

Ở một mức độ nào đó, Tia UV cũng được coi là có ích lợi đối với cuộc sống của con người cũng như sức khỏe của chúng ta. Một trong những điều mà chúng ta quen thuộc nhất đó chính là khả năng giúp tổng hợp Vitamin D trong cơ thể.

Có hai dạng Vitamin D cần thiết trong cơ thể, trong đó Vitamin D2 có được khi sử dụng những thực phẩm hàng ngày còn Vitamin D3 lại được tổng hợp thông qua quá trình tiếp xúc của da với tia UV.

Ngoài ra, tia UV cũng được ứng dụng trong Y tế với khả năng điều trị các bệnh về da như bệnh vảy nến hoặc trong công nghiệp với khả năng diệt khuẩn, khử trùng cực mạnh.

Tác hại của tia UV

lao-hoa-da-khi-bi-chay-nang

Tia UV ngoài những lợi ích nói trên thì cũng có vô số tác hại khôn lường nếu chúng ta không kiểm soát được, dưới đây là những nguy cơ thường gặp khi phải tiếp xúc với tia UV.

  • Kích thích quá trình chuyển hóa Melanin, khiến da rám nắng và đen sạm
  • Gây tổn thương và làm da bị cháy nắng
  • Tăng nguy cơ gây ung thư da
  • Đẩy nhanh quá trình lão hóa da, làm suy yếu kết cấu da
  • Gây nên các tác động tiêu cực tới mắt như đục thủy tinh thể, viêm giác mạc …
  • Ức chế hệ thống miễn dịch, gây nên suy yếu khả năng miễn dịch ở người

Xem thêm: Tại sao da bị cháy nắng? Nguyên nhân và cách phòng tránh

Cách hạn chế tác động tiêu cực của tia UV

Để hạn chế tối đa tác động của tia UV lên cơ thể, chúng ta không còn cách nào hiệu quả hơn là chủ động bảo vệ làn da của mình. Dưới đây là những khuyến nghị của các chuyên da giúp các bạn có kế hoạch bảo vệ làn da của mình tốt hơn.

Sử dụng kem chống nắng

bien-phap-ngan-ngua-chay-nang-da
Thoa kem chống nắng là biện pháp chống cháy nắng ra hữu hiệu nhất hiện nay

Kem chống nắng hiện tại đang là một trong nhiều giải pháp chống lại tia UV hiệu quả nhất cho tới nay, đây là một sản phẩm không chỉ tiện lợi mà còn có khả năng bảo vệ da tương đối tốt.

Các tiêu chí phổ biến hiện nay đó chính là khả năng chống nắng phổ rộng (ngăn chặn cả tia UVA và UVB), chỉ số chống nắng cao (SPF >30) hoặc chỉ số PA cao, cùng khả năng chống nước và chống trôi của kem chống nắng.

Ngoài ra, còn hai dạng kem chống nắng phổ biến khác là kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học, bạn cũng cần tìm hiểu thêm về hai dạng này để có thể chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất.

Xem thêm: So sánh kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học

Sử dụng trang phục chống nắng

  • Đối với quần áo: cần sử dụng trang phục dày dặn, rộng rãi và thoáng mát để có thể ngăn cản tối đa tia tử ngoại lọt qua trang phục cũng như giúp không bị tích nhiệt trong quá trình hoạt động ngoài trời
  • Mũ/nón: Cần sử dụng mũ, nón rộng vành, có khả năng che chắn tốt vùng mặt cũng như vùng cổ, lưng, vai ..
  • Kính râm: đây là giải pháp tối ưu nhất để bảo vệ mắt khỏi bức xạ mặt trời

Các phương pháp khác

Ngoài các phương pháp chống nắng trực tiếp, bạn nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả có chứa Vitamin tự nhiên, uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể có sức đề kháng tốt hơn dưới ánh sáng mặt trời.

Hạn chế ra nắng trong những thời điểm bức xạ mặt trời hoạt động mạnh, trong khoảng từ 10h-14h.

Sử dụng bổ sung các công cụ chống nắng khác như ô, dù, găng tay hoặc khẩu trang nếu cần thiết …

Nguồn tham khảo

https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AD_ngo%E1%BA%A1i

https://www.healthline.com/health/skin/uva-vs-uvb

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/lam-dep/tia-uv-la-gi-chi-so-tia-uv-bao-nhieu-la-co-hai/


Chia sẻ:

[post-views]

4.6/5 - (7 bình chọn)

Viết một bình luận