Thuật ngữ trên bao bì Kem chống nắng bạn cần phải biết

Kem chống nắng là một sản phẩm có công thức tương đối phức tạp đi cùng với rất nhiều chỉ số khác nhau giúp người sử dụng có thể nắm bắt được khả năng hoạt động của sản phẩm đó.

Ngoài những chỉ số quen thuộc như SPF, PA .. thì trên bao bì kem chống nắng cũng xuất hiện một số thuật ngữ khá “kỳ lạ” nhưng lại vô cùng quan trọng.

Nào, hãy cùng khám phá những thông tin thú vị này cùng EvaReview ngay nhé!

Chỉ số của kem chống nắng

Hiện tại có hai chỉ số chính trong các sản phẩm kem chống nắng đó là SPF và PA. Đây là hai chỉ số phổ biến nhất thể hiện khả năng chống nắng của sản phẩm tương ứng.

Chỉ số SPF là gì?

cac-chi-so-cua-kem-chong-nang

SPF hay Sun Protection Factor là định mức đo lường khả năng chống lại tia UV (chủ yếu là tia UVB) của kem chống nắng khi được sử dụng trên da. Chỉ số này thể hiện khả năng chống lại tia UV trong một khoảng thời gian nhất định (tính theo phút) và với một mức độ bảo vệ nhất định (tính theo đơn vị %).

Chỉ số này nằm trong thang đo từ 15-100, trong đó SPF 15 là có khả năng chống nắng thấp nhất và ngược lại, SPF 100 có khả năng chống nắng cao nhất. Theo định mức quốc tế, 1 SPF có khả năng bảo vệ trong khoảng 10, do vậy 1 sản phẩm kem chống nắng có SPF 15 có thể bảo vệ da trong khoảng 150 phút.

Do chỉ số này thể hiện cả thời gian hiệu quả (phút) và mức độ bảo vệ (%) nên chúng ta sẽ có cách hiểu sau:

Theo thời gian: lấy chỉ số SPF nhân với 10 sẽ tính được thời gian bảo vệ của kem chống nắng tính theo phút. Như ví dụ trên, kem chống nắng SPF 30 có khả năng hoạt động trong khoảng 300 phút.

Theo phần trăm: khả năng bảo vệ của kem chống nắng tính theo phần trăm chỉ mang tính chất tương đối và không tuyến tính như theo thời gian. Thời gian cụ thể như sau:

  • SPF 15: khả năng bảo vệ khỏi tia UVB khoảng 93%
  • SPF 30: khả năng bảo vệ khỏi tia UVB khoảng 97%
  • SPF 50: khả năng bảo vệ khỏi tia UVB khoảng 98%
  • SPF 70: khả năng bảo vệ khỏi tia UVB khoảng 98.6%
  • SPF 100: khả năng bảo vệ khỏi tia UVB khoảng 99%
cong-dung-cua-kem-chong-nang
Công dụng của kem chống nắng giúp bảo vệ da khỏi photon trong bức xạ mặt trời

Phần trăm ở đây được hiểu là số lượng photon trong bức xạ mặt trời mà kem chống nắng có thể ngăn chặn được. Ví dụ, với kem chống nắng SPF 15, khả năng bảo vệ là 93%. Vậy chúng có khả năng ngăn chặn được 93/100 hạt photon và để 7 hạt xuyên qua.

Xem thêm: Cháy nắng là gì? Chúng có nguy hiểm không?

Chỉ số PA là gì?

PA là chữ viết tắt của Protection Grade of UVA (tạm dịch “khả năng bảo vệ khỏi tia UVA”), và đúng như tên gọi, đây là chỉ số đo lường khả năng bảo vệ khỏi tia UVA của kem chống nắng. Đây là chỉ số được Hiệp Hội Mỹ Phẩm Nhật Bản công bố vào năm 1996 và hiện đã được khá nhiều thương toàn cầu sử dụng.

Chỉ số PA được đi liền với dấu “+” phía sau biểu thị khả năng của chúng, trong đó:

  • PA + : có khả năng bảo vệ khỏi tia UVA
  • PA ++ : khả năng bảo vệ khỏi tia UVA mức độ vừa phải
  • PA +++ : khả năng bảo vệ khỏi tia UVA tốt
  • PA ++++ : khả năng bảo vệ khỏi tia UVA rất tốt

Nếu như bạn chưa biết thì chỉ số PA này liên quan đến một thuật ngữ khác là chỉ số Persistent Pigment Darkening (PPD), tạm dịch “tổn thương do sắc tố kéo dài”, để đo lường khả năng bảo vệ da khỏi bị rám nắng trước bức xạ mặt trời.

Về lý thuyết, kem chống nắng có chỉ số 10 PPD giúp kéo dài thời gian bị rám nắng khi tiếp xúc dưới ánh sáng mặt trời gấp 10 lần so với người không sử dụng kem chống nắng.

Để cho dễ hiểu thì với cùng 1 mức độ rám nắng khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, người không sử dụng kem chống nắng mất 1 giờ để đạt mức đó trong khi người sử dụng kem chống nắng có chỉ số PPD = 10 thì mất khoảng 10 tiếng.

Và chỉ số PPD được liên hệ với chỉ số PA qua thông số sau:

  • PA + = PPD từ 2 đến 4
  • PA ++ = PPD từ 4 đến 8
  • PA +++ = PPD từ 8 đến 16
  • PA ++++ = PPD từ 16 trở lên

Tuy nhiên, vì đây là một thuật ngữ được đưa ra bởi người Nhật nên một số thương hiệu kem chống nắng khác trên thế giới có thể sẽ không sử dụng chỉ số này trong các sản phẩm của họ.

Thuật ngữ trên bao bì kem chống nắng

UVA

UVA hay tia UVA là tia tử ngoại có bước sóng dài nhất trong 3 loại tia UV và có mức năng lượng thấp nhất. Tia UVA chiếm tới khoảng 95% lượng tia UV có thể chiếu tới mặt đất và đây cũng là tia tử ngoại duy nhất không bị tầng ozone hấp thụ.

Tuy có mức năng lượng thấp nhưng tia UVA lại có khả năng xuyên thấu cao, tác động chủ yếu tới vùng hạ bì của da và có thể ảnh hưởng trực tiếp tới cấu trúc da cũng như là nguyên nhân dẫn tới ung thư da.

UVB

UVA hay tia UVB là tia tử ngoại có bước sóng ngắn hơn tia UVA nhưng lại có mức năng lượng cao hơn. Tia UVB chiếm khoảng 5% lượng tia UV có thể chiếu tới mặt đất vì tia này đã được tầng ozone hấp thụ một phần.

Tia UVB là tia có bước sóng ngắn và mức năng lượng cao, do đó chúng tác động chủ yếu đến vùng thượng bì da. Những tác động này có thể bao gồm cháy nắng, phá hủy DNA trong tế bào da và có thể dẫn tới ung thư da.

Xem thêm: Tia UV là gì? Tia UVA, UVB là gì và tác hại của chúng

Broad-spectrum

Broad-spectrum có nghĩa là “chống nắng phổ rộng”. Đây là một nhãn khá phổ biến trên các sản phẩm kem chống nắng với ý nghĩa rằng sản phẩm này có thể bảo vệ da tốt khỏi phạm vi tia UVA và UVB.

Trên thực tế, bạn cũng nên lựa chọn và sử dụng những sản phẩm có nhãn Broad-spectrum để có được khả năng bảo vệ da tốt hơn.

Mineral

Mineral hay Mineral Sunscreen là để chỉ “kem chống nắng vật lý”. Kem chống nắng vật lý là những sản phẩm có công thức được xoay quanh hai thành phần chủ đạo chính là Titanium Dioxide và Zinc Oxide. Chúng chống nắng bằng cách phản xạ lại bức xạ mặt trời chiếu tới bề mặt da.

Kem chống nắng vật lý là dòng sản phẩm có từ lâu đời, nổi tiếng với khả năng bảo vệ phổ rộng, lành tính và độ ổn định cao. Tuy nhiên chúng lại có kết cấu khá dày và nặng nề, dễ dàng bị rửa trôi khi gặp nước hoặc ra mồ hôi.

Chemical

Chemical hay Chemical Sunscreen là để chỉ “kem chống nắng hóa học”. Đây là dòng kem chống nắng thế hệ mới, được phát triển trong nhiều năm trở lại đây. Kem chống nắng hóa học hoạt động bằng cách tạo một lớp màng lọc tia cực tím trên da, cho tia UV xuyên qua và chuyển hóa chúng thành những bức xạ ít nguy hại hơn.

Kem chống nắng hóa học có ưu điểm là kết cấu nhẹ nhàng, tính thẩm mỹ tốt và có thể chống trôi vì chúng thấm vào da. Tuy nhiên loại này thường có nguy cơ gây kích ứng, không bền và có thể cần phải thoa lại nhiều lần trong ngày.

Photostable

Photostable có thể tạm dịch là “độ bền sáng”. Cụm từ này để chỉ độ bền của các thành phần có trong kem chống nắng trước những tác động của bức xạ mặt trời.

Kem chống nắng có những thành phần với độ bền sáng cao cũng giúp bảo vệ da khỏi tia UV trong thời gian dài hơn và toàn diện hơn. Hiện nay thì kem chống nắng vật lý là dòng sản phẩm có độ bền sáng cao hơn kem chống nắng hóa học.

Nanoparticals

Nanoparticals hay các hạt nano, để nói rằng sản phẩm đó có kích thước phân tử của một số thành phần của kem chống nắng đã được thu nhỏ về cỡ nanomet. Lúc này, các phân tử chất đó chỉ có kích thước đường kính từ 1-100nm.

Cụm từ này thường xuất hiện trong các sản phẩm kem chống nắng vật lý vì chúng có kết cấu nặng và dày do có chứa Oxit Tian và Oxit kẽm. Việc thu nhỏ kích thước các phân tử của 2 thành phần trên cũng giúp tạo ra kết cấu mỏng và nhẹ hơn, giúp tán đều tốt hơn trên da.

Clinically tested

Clinically tested được tạm dịch là “Đã kiểm nghiệm/thử nghiệm lâm sàng”. Quá trình thử nghiệm này nhằm kiểm tra độ hiệu quả của sản phẩm, được tiến hành trong một điều kiện có kiểm soát, trên một số đối tượng nhất định và đánh giá trên một số tiêu chí nhất định.

Tuy nhiên, cụm từ này mang tính marketing nhiều hơn vì chúng ta không thể biết được nhà sản xuất thực hiện những thử nghiệm đó trên những đối tượng và điều kiện như thế nào. Nhất là khi điều kiện sử dụng trên thực tế khác rất xa so với điều kiện thử nghiệm.

Do vậy, các bạn cũng không nên để nhãn này ảnh hưởng đến quyết định mua hàng, nên chú trọng đến hiệu quả thực sự hơn.

Gluten-free

Gluten-free có nghĩa là không chứa Gluten. Gluten là một loại protein có trong các loại ngũ cốc như bột mì, lúa mạch. Và Gluten-free thường xuất hiện trong những sản phẩm dành cho người không có khả năng dung nạp loại protein này.

Trên thực tế, chỉ có khoảng 1% người trên thế giới bị mắc hội chứng không dung nạp gluten này. Do vậy, nếu bạn không phải là người mắc hội chứng này thì chúng ta không cần quá quan tâm đến cụm từ này.

Hypoallergenic

Hypoallergenic có nghĩa là “không gây dị ứng” hoặc đồng nghĩa với “dành cho da nhạy cảm”. Tuy vậy thì ngay cả FDA của Mỹ cũng không quy định về thuật ngữ này cũng như không có những tiêu chí đánh giá về “Hypoallergenic” trong sản phẩm.

Điều này có nghĩa là thuật ngữ này không có chuẩn mực chung mà phụ thuộc hoàn toàn chủ quan về phía nhà sản xuất. Do đó, tốt nhất là bạn nên tự mình xem xét bảng thành phần để lựa chọn sản phẩm không gây dị ứng cho mình.

Melanoma

MelanomaUng thư tế bào hắc tố. Đây là một loại ung thư có độ ác tính cao và xuất hiện ở tế bào hắc tố trên da. Tế bào hắc tố là thành phần quyết định màu sắc của da và có khả năng sản sinh melamin trên da.

Nguyên nhân dẫn tới ung thư tế bào hắc tố chủ yếu đến từ tác động của tia tử ngoại.

Sun spots

Sun spots là những đốm màu đen hoặc màu nâu xuất hiện trên da khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Chúng thường được gọi là đốm nâu hay đồi mồi và thường xuất hiện ở mặt, vai, lưng và mu bàn tay.

Photoaging

Photoaginglão hóa do tác động của tia UV. Đây là tình trạng suy yếu cấu trúc da do tiếp xúc với bức xạ tia tử ngoại có nguồn gốc từ mặt trời hay nhân tạo. Đây là tình trạng lão hóa trên da hoàn toàn không liên quan đến lão hóa do tuổi tác mà chỉ liên quan đến bức xạ tia tử ngoại.

Noncomedogenic

Noncomedogenic nghĩa là “không gây bít tắc lỗ chân lông”. Nhãn này thường xuất hiện trong một số sản phẩm được cho là không gây bít tắc lỗ chân lông hay gây mụn.

Tuy không có một tiêu chuẩn nào đánh giá liệu sản phẩm đó có đủ tiêu chuẩn “Noncomedogenic” hay không. Nhưng nếu bạn có làn da dễ lên mụn, nên lựa chọn sản phẩm có nhãn này và xem xét kỹ bảng thành phần để đưa ra lựa chọn chính xác hơn.

Oil-free

Oil-free là sản phẩm không chứa dầu. Đây có thể là một sản phẩm không chứa dầu và có những thành phần gốc nước để hạn chế tình trạng bít tắc lỗ chân lông khi sử dụng.

Tuy vậy thì dầu không phải là nguyên nhân duy nhất gây bít tắc lỗ chân lông mà tình trạng này còn đến từ những thành phần như sillicone hay các thành phần gây tắc nghẽn lỗ chân lông khác.

Nếu bạn muốn loại bỏ hoàn toàn nguy cơ này, nên chọn các sản phẩm có nhãn Oil-free đồng thời không chứa sillicone. Sillicone trong bảng thành phần thường có đuôi “-siloxane” hoặc “-thicone”.

Organic

Organic là nhãn có trên những sản phẩm có thành phần thực vật, được nuôi trồng bằng phương pháp hữu cơ. Trên thực tế thì không có sản phẩm nào có thể đạt 100% hữu cơ cả.

Theo đó, kem chống nắng hóa học sẽ bao gồm những hợp chất được tạo ra trong phòng thí nghiệm và kem chống nắng vật lý bao gồm những thành phần được tạo ra bằng phương pháp tổng hợp.

Reef-friendly, reef-safe

Reef-friendlyreef-safe đều là những cụm từ cho biết trong thành phần của kem chống nắng không có bất kỳ thành phần nào trong những thành phần sau: Oxybenzone, Octinoxate, Octocrylene, 4-methylbenzylidene và Butyl-paraben.

Điều này được lý giải là do những thành phần này có khả năng ảnh hưởng đến khả năng phát triển và duy trì của san hô khi chúng ta bơi và hòa tan những thành phần trên trong kem chống nắng vào nước biển.

Cái này thì mình giải thích cho vui thôi chứ Việt Nam mình không quy định phải ko? 😀

Sand-resistant

Sand-resistant có nghĩa là chống bám cát. Điều này có nghĩa là khi thoa kem chống nắng có nhãn này sẽ hạn chế được cát bám vào vùng da đó, đồng thời cũng giúp lớp kem không bị mài mòn bởi cát, từ đó giúp giữ nguyên được khả năng chống nắng cùng chỉ số SPF.

Sensitive

Sensitive có nghĩa là dành cho da nhạy cảm. Tuy nhiên, ngoài việc chú trọng vào nhãn này thì các bạn nên để ý hơn tới bảng thành phần để tránh những chất gây kích ứng hoặc những thành phần chứa hương liệu.

Tốt nhất, bạn nên sử dụng kem chống nắng vật lý thay vì kem chống nắng hóa học vì loại kem này có những thành phần lành tính và hầu như không gây kích ứng cho mọi loại da.

Sport

Sport trên kem chống nắng có nghĩa là dành cho người hoạt động mạnh. Điều này có liên quan đến khả năng chống trôi của kem chống nắng khi mồ hôi ra nhiều lúc vận động cường độ cao.

Tuy nhiên, không có thử nghiệm thực tế hay tiêu chuẩn nào để xác định thông số này nên tốt nhất, bạn cứ lựa chọn sản phẩm chống nắng nào có khả năng duy trì trên 80 phút và có khả năng chống nước là được.

Water-resistant

Water-resistant có nghĩa là chống nước. Đây là thuật ngữ dành cho kem chống nắng được FDA quy định dựa trên một bài kiểm tra để đánh giá khả năng hoạt động sau khi làm ướt và lau khô luân phiên nhiều lần vùng da sử dụng loại kem chống nắng đó.

Tất cả những sản phẩm có nhãn “Water-resistant” đều đã được thử nghiệm do đó bạn có thể yên tâm lựa chọn những sản phẩm như thế này nếu có đi bơi hoặc vận động thể thao.


Chia sẻ:

[post-views]

4.8/5 - (9 bình chọn)

Viết một bình luận