Các loại da, cách nhận biết và chăm sóc da thích hợp

Các bạn nữ ngày nay càng ngày càng quan tâm đến việc chăm sóc da mặt hơn nhưng không phải ai cũng hiểu biết hết về các loại da mặt cơ bản để có thể chọn lựa sản phẩm chăm sóc da phù hợp với loại da của mình.

Thế giới mỹ phẩm chăm sóc da càng đa dạng, rộng lớn hơn đòi hỏi các bạn phải có kiến thức cơ bản để chăm sóc da hiệu quả và an toàn nhất.

Bài viết này sẽ liệt kê các loại da mặt phổ biến, cách nhận biết từng loại cùng cách chăm sóc riêng biệt để các bạn có thể thêm tự tin với làn da của mình.

Tìm hiểu cùng EvaReview nhé!

CÁC LOẠI DA MẶT CƠ BẢN

cach-phan-biet-cac-loai-da-mat-co-ban

Các loại da mặt được quyết định bởi nhiều yếu tố, mà hàng đầu chính là yếu tố di truyền học. Tuy nhiên tình trạng da thực tế còn phụ thuộc vào nhiều tác nhân khác bao gồm môi trường, cơ thể …

Trong Skin care, về cơ bản chúng ta có 5 loại da chính, đó là:

  • Da khô
  • Da thường
  • Da dầu
  • Da hỗn hợp
  • Da nhạy cảm

CÁCH NHẬN BIẾT CÁC LOẠI DA MẶT

Trước khi nhận biết cụ thể từng loại da mặt, thì bạn nên biết rằng trên da mặt có những vùng da đặc trưng khác nhau và nhận biết được từng đặc điểm của những vùng da này sẽ giúp bạn nhận biết da mặt chính xác hơn.

Phân loại vùng da trên mặt

vung-chu-T

Vùng chữ T: là vùng da bao gồm các phần da ở trán, mũi và cằm. Đây là vùng da hay tiết ra dầu hoặc bã nhờn nhất trên mặt.

vung-chu-u

Vùng chữ U: là vùng da bao gồm các phần da ở cằm và hai má

Cách nhận biết nhanh loại da qua quan sát

Vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, đừng vội rửa mặt hay làm gì tác động đến khuôn mặt. Hãy ra soi gương và quan sát kỹ hai vùng chữ U và chữ T.

  • Vùng T nhờn nhiều – vùng U nhờn nhiều: da dầu
  • Vùng T nhờn nhiều – Vùng U nhờn ít hoặc khô: da hỗn hợp thiên về dầu
  • Vùng T nhờn ít – Vùng U khô: da hỗn hợp thiên về khô
  • Vùng T khô – vùng U khô: da khô
  • Vùng T và vùng U không khô, không nhờn: da thường

Bạn cũng có thể nhận biết qua các dấu hiện trên bằng cách sử dụng giấy thấm dầu, thấm lên từng vùng da riêng lẻ và giơ lên xem mức độ dầu trên giấy.

DA THƯỜNG

da-thuong

Da thường là gì?

Da thường (Eudermic) được mô tả là một loại da có độ cân bằng tốt giữa tỉ lệ của nước và dầu trên da. Ở trên làn da thường, bạn sẽ cảm thấy chúng không quá nhờn và cũng không quá khô, hầu như luôn trong trạng thái láng mịn.

Về cơ bản, đây là một loại da được đánh giá là khỏe mạnh nhất và trên thực tế cũng ít người có làn da thường. Các vùng chữ T (trán, cằm và mũi) của da thường cũng có thể có một chút dầu, nhưng nhìn chung chúng vẫn luôn cân bằng, không quá dầu và không quá khô.

Những người có da thường thì khi lão hóa sẽ có xu hướng khô đi theo thời gian.

Cách nhận biết da thường

Về cơ bản da thường sẽ có một số đặc điểm nhận biết như:

  • Lỗ chân lông nhỏ hoặc hầu như không nhìn thấy
  • Lưu thông máu tốt
  • Kết cấu da mịn, mềm và mượt
  • Da đều màu, hồng hào
  • Không có khuyết điểm
  • Không quá nhạy cảm với tác động của môi trường

Để nhận biết da thường bạn có thể rửa mặt và để khô tự nhiên trong khoảng 30 phút. Nếu như làn da bạn sau khi để khô không có sự khác biệt gì nhiều so với lúc vừa rửa mặt, các vùng chữ T không quá nhờn hoặc quá khô căng thì bạn chính là người có làn da thường.

Một cách khác là bạn có thể sử dụng giấy thấm dầu cho các vùng khác nhau trên da, sau đó đưa chúng lên ánh sáng mặt trời. Nếu bạn chỉ thấy vùng trán và mũi có dầu nhưng không quá nhiều trong khi các vùng da khác không có dầu thì đó cũng là làn da thường.

Cách chăm sóc cho da thường

Tuy da thường là làn da được đánh giá là khỏe mạnh nhất nhưng cũng không có nghĩa là bạn được bỏ bê chúng, hãy cho chúng những cách chăm sóc riêng sau đây để có thể giữ được sự khỏe mạnh nhé.

  • Luôn giữ da sạch sẽ và bổ sung độ ẩm cho da ở mức cân bằng
  • Duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt tốt để không ảnh hưởng đến da từ bên trong
  • Tẩy tế bào da chết một cách nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và tế bào chết trên da
  • Xoa bóp, massage da nhẹ nhàng để tăng tuần hoàn máu
  • Có thể chăm sóc thêm cho da bằng những loại mặt nạ tự nhiên để da thêm tươi tắn

DA KHÔ

da-kho

Da khô là gì?

Da khô được mô tả là một loại da sản sinh ít dầu hơn da thường. Việc này dẫn đến việc thiếu lipid để duy trì độ ẩm cân bằng cũng như tạo một lớp lá chắn bảo vệ da khỏi các tác động bên ngoài.

Nguyên nhân dẫn đến làn da khô cũng rất đa dạng. Về tác nhân từ bên ngoài dẫn đến da khô, có thể kể đến như các yếu tốt về môi trường (tia UV, trời khô hanh ..), phương pháp chăm sóc da (tắm gội nhiều, chăm sóc da sai cách ..) hoặc do tác dụng phụ của thuốc.

Với nguyên nhân từ bên trong, làn da khô có thể do các tác nhân di truyền, sự thay đổi nội tiết tố, sự lão hóa và sự thiếu hụt trong chế độ dinh dưỡng.

Các nhận biết da khô

Da khô có nhiều mức độ khác nhau, được sắp xếp lần lượt theo mức độ từ Da khô, da rất khô và da cực kỳ khô. Bạn hãy xem thử xem mình có bị mắc phải một trong những dấu hiệu nào dưới đây không để xác định chính xác tình trạng da khô của mình nhé

Da khô thường

Da có biểu hiện khô nhẹ, cảm nhận thấy da bị căng, hơi sần sùi và có xu hướng xỉn màu nhẹ, độ đàn hồi của da thấp. Khi bạn thử lau da bằng giấy thấm dầu sẽ không thấy vết dầu thấm ra giấy hoặc thấm ra vài điểm li ti không đáng kể.

Các đặc điểm nhận dạng như:

  • Gần như không nhìn thấy lỗ chân lông
  • Da hơi xỉn màu, thô ráp
  • Có thể có những mảng đỏ trên da
  • Da kém đàn hồi
  • Xuất hiện nếp nhăn rõ ràng

Da rất khô

Khi da khô không được chăm sóc cẩn thận sẽ dần đến mức độ khô tăng dần, thành da rất khô có những đặc điểm như:

  • Có sự tróc vảy nhẹ hoặc da dễ bong tróc
  • Xuất hiện các vết sần sùi và đốm màu (có thể là dấu hiệu lão hóa sớm)
  • Da cảm giác quá căng
  • Có thể hoặc dễ bị ngứa
  • Dễ nhạy cảm với các kích ứng từ bên ngoài

Da cực kỳ khô

Trạng thái da này thì xuất hiện ở các vùng khác của cơ thể như tay, chân, khuyủ tay, đầu gối hơn trên mặt nhưng nói chung chúng có xu hướng:

  • Sần sùi
  • Sứt nẻ và gây tổn thương da, chảy máu
  • Có các vết chai, vảy
  • Thường xuyên bị ngứa

Cách chăm sóc cho da khô

Cách chăm sóc cho da khô hiệu quả nhất chính là cung cấp độ ẩm cần thiết cho da cũng như giúp da có thể tự cân bằng được độ ẩm, giữ được độ ẩm đó càng lâu càng tốt. Bạn nên tham khảo một số giải pháp dưới đây cho da khô để cải thiện tình trạng da của mình.

  • Hạn chế dùng sữa rửa mặt quá nhiều lần. Tốt nhất nên sử dụng khi vừa đi làm hoặc đi học về, 1 lần/ngày và ưu tiên rửa mặt bằng nước tự nhiên.
  • Có thể thay thế sữa rửa mặt bằng các loại nước hoa hồng có tính dưỡng ẩm để giúp da mềm mại
  • Nếu da không tự duy trì được độ ẩm, có thể sử dụng thêm các sản phẩm giữ ẩm cho da như gel, kem dưỡng ẩm hoặc lotion dưỡng ẩm
  • Kết hợp sử dụng mặt nạ dành cho da khô để bổ sung vitamin, dưỡng chất giúp da khỏe hơn.
  • Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, ánh sáng mặt trời. Sử dụng kem chống nắng khi đi ra ngoài hoặc che chắn thật kỹ càng.
  • Uống nhiều nước. Ăn nhiều hoa quả.

DA DẦU

da-dau

Da dầu là gì?

Da dầu được mô tả là loại da sản sinh ra quá nhiều dầu. Sự sản sinh quá độ này được gọi là sự tiết bã nhờn. Những người có da dầu thường có độ bóng nhờn trên da mặt dù họ có rửa mặt thường xuyên. Da dầu có nguyên nhân đến từ sự di truyền và sự thay đổi hormone.

Với người có da dầu đến từ di truyền, da của họ sẽ có xu hướng tiết nhiều bã nhờn hơn bình thường thông qua lỗ chân lông và nang lông giúp da của họ mềm mịn hơn do được ngậm nước và khó bị mất nước trên da

Với người có da dầu đến từ sự thay đổi nội tiết tố, lượng bã dầu được tiết ra càng nhiều hơn và không thể kiểm soát. Nếu kết hợp với tế bào chết, vi khuẩn và bụi bẩn sẽ khiến tắc lỗ chân lông và xuất hiện mụn nhọt.

Thông thường, những người có da dầu rất dễ bị mụn đầu đen, mụn đầu trắng và mụn mủ.

Cách nhận biết da dầu

Các nhận biết người có da dầu tương đối dễ dàng, chỉ cần một thời gian ngắn sau khi rửa mặt và để khô tự nhiên là da họ đã trở nên sáng bóng vì dầu, đặc biệt là các vùng chữ T trên mặt.

Các đặc điểm nhận biết trực quan hơn có thể kể đến là:

  • Lỗ chân lông to
  • Da xỉn màu hoặc sáng bóng, da dày
  • Có mụn đầu đen, mụn nhọt hoặc các khiếm khuyết khác

Cách chăm sóc da dầu

Da dầu tuy có mặt tích cực là góp phần tiết dầu làm sạch da, duy trì độ ẩm cho da nhưng nó cũng là nguy cơ bùng nổ mụn trứng cá nếu kết hợp với bụi bẩn, cặn bã và vi khuẩn trên da.

Do đó, việc vệ sinh da dầu đúng cách có thể duy trì làn da khỏe mạnh và tránh được mụn trứng cá. Các bạn có làn da dầu nên:

  • Luôn vệ sinh da mặt sạch sẽ. Có thể dùng sữa rửa mặt hoặc nước hoa hồng để làm sạch sâu da.
  • Hạn chế trang điểm. Nếu có trang điểm thì nên vệ sinh sạch sẽ sau khi trang điểm.
  • Thường xuyên tẩy tế bào chết để hạn chế vi khuẩn dẫn đến xuất hiện mụn nhọt.
  • Duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý để hạn chế việc thay đổi hormone nội tiết tố
  • Sử dụng các loại sản phẩm chăm sóc da dạng gel nhẹ nhàng để không gây bít tắc lỗ chân lông

DA HỖN HỢP

da-hon-hop

Da hỗn hợp là gì?

Da hỗn hợp được mô tả là loại da có vùng chữ T (cằm, trán, mũi) và vùng da hai bên má thuộc hai loại da khác nhau. Vùng da chữ T thường là vùng da dầu và vùng da hai bên má có thể là da thường hoặc da khô.

Nguyên nhân gây nên da hỗn hợp do vùng chữ T sản sinh quá nhiều dầu trong khi vùng da hai bên má sản sinh ít hoặc quá ít dầu dẫn đến việc chúng là da thường hoặc da khô.

Cách nhận biết da hỗn hợp

Da hỗn hợp có các đặc điểm chung như:

  • Nhiều dầu nhờn ở vùng chữ T
  • Lỗ chân lông to ở vùng chữ T
  • Có thể có mụn đầu đen, da sáng bóng
  • Hai bên má có đặc điểm của da thường hoặc da khô

Da hỗn hợp còn được chia làm hai loại cụ thể khác nhau đó là Da hỗn hợp thiên về dầu và Da hỗn hợp thiên về khô.

  • Da hỗn hợp thiên về dầu: Phần lớn da trên mặt đều có mức độ dầu nhất định, nhưng nhiều nhất ở vùng chữ T, trán, mũi và hai bên gò má. Các vùng da còn lại là da thường hoặc khô.
  • Da hỗn hợp thiên về khô: Da hỗn hợp thiên về khô chỉ có rất ít khu vực trên mặt là nhiều dầu, chủ yếu vẫn là vùng chữ T nhưng có phạm vi nhỏ hơn. Phần lớn các vùng da còn lại là da khô, phân bổ chủ yếu là hai bên má và xương quai hàm

Cách chăm sóc da hỗn hợp

Cách chăm sóc cho da hỗn hợp khá phức tạp, tuy nhiên không phải là không có cách. Các bạn nên:

  • Sử dụng sữa rửa mặt dành riêng cho da hỗn hợp, ngày sử dụng từ 1-2 lần
  • Sử dụng các sản phẩm giữ ẩm cho vùng da khô hoặc da thường
  • Vệ sinh và làm sạch dầu nhờn ở phần da nhờn, chủ yếu là vùng chữ T
  • Sử dụng các loại mặt nạ dành riêng cho da hỗn hợp

DA NHẠY CẢM

da-nhay-cam

Da nhạy cảm là gì?

Da nhạy cảm được mô tả là loại da mỏng, yếu và dễ bị bong tróc, nhất là trong khí hậu khô và lạnh. Thậm chí, da nhạy cảm mỏng đến mức có thể thấy rõ các mao mạch dưới da.

Da nhạy cảm khá yếu nên rất dễ bị kích ứng với môi trường bên ngoài như sự căng thẳng, không khí khô hoặc do ánh sáng mặt trời dẫn đến da bị ửng đỏ và rát.

Vì là da nhạy cảm nên các chị em có loại da này cũng phải rất cẩn thận lựa chọn sản phẩm nhất định dành cho chúng. Chúng cần được chăm sóc đặc biệt để có thể củng cố, tăng sức đề kháng cho da.

Cách nhận biết da nhạy cảm

  • Da mỏng, yếu dễ bị bong tróc hoặc ửng đỏ do thời tiết hoặc do ánh sáng mặt trời
  • Đôi khi có thể thấy mao mạch nho nhỏ phía dưới da
  • Dễ bị bắt nắng
  • Hay bị căng nóng và ngứa

Cách chăm sóc da nhạy cảm

  • Sử dụng các sản phẩm dành riêng cho da nhạy cảm.
  • Tránh các sản phẩm có tính làm sạch quá mạnh làm da mất đi lớp bảo vệ tự nhiên
  • Sử dụng các sản phẩm có tính chất cấp ẩm, dưỡng ẩm. Đặc biệt là các sản phẩm có tính làm dịu da
  • Sử dụng các sản phẩm có thể bảo vệ da khỏi môi trường như kem chống nắng
  • Rửa mặt nhẹ nhàng bằng khăn bông mềm, mịn. Tránh cọ xát da mạnh
  • Chọn các sản phẩm chăm sóc da không chứa cồn, nước hoa hoặc các chất bảo quản khác có thể gây kích ứng da
  • Chú ý đến chế độ ăn uống. Hạn chế ăn đồ cay nóng.


Chia sẻ:

[post-views]

4.7/5 - (6 bình chọn)

Viết một bình luận